Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa
Thủng Màng Nhĩ Và Viêm Tai Tái Diễn
Ngoài ra còn phải kể đến một số nguyên nhân khách quan cũng có thể gây thủng màng nhĩ như khi lấy dáy tai, nhiều người chọc tăm (quấn bông ra ngoài), tăm bông, dụng cụ cứng nhét vào sâu trong tai cũng có thể gây thủng màng nhĩ.
Nhiều người vẫn còn chủ quan với hiện tượng thủng màng nhĩ, vì thấy tai vẫn nghe tốt. Thực thế, trong thời gian bị thủng màng nhĩ, sức nghe có bị giảm nhưng không đáng ngại. Tuy nhiên, lúc này, sức nghe không hẳn là vấn đề chính, mà quan trọng, lỗ hổng từ màng nhĩ là nơi “hút” vi khuẩn nên tai rất dễ bị viêm nhiễm, chảy nước, chảy mủ nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ.
Đây cũng là nguyên nhân khiến những người đã bị thủng màng nhĩ thường xuyên bị viêm tai tái diễn, gây chảy nước, mủ hôi, ngứa rất khó chịu. Nhất là với những người không biết vệ sinh tai đúng cách, tần số viêm càng lặp lại liên tục.
Trường hợp của bà là một ví dụ về sự viêm nhiễm tái lại do thủng màng nhĩ. Những người bị viêm tai tái lại này, không chỉ khó chịu tại chỗ do chảy nước, mủ, ngứa… mà còn rất nguy hiểm. Vì thủng màng nhĩ, chảy mủ tại chỗ… không chỉ là biểu hiện riêng của bệnh viêm tai giữa, mà nó có thể là biểu hiện các bệnh lý khác ở tai. Tuy nhiên, vì chủ quan nên nhiều người không đi khám mà không biết đó có thể là bệnh lý gây nguy hiểm cho tính mạng.
Như bệnh lý viêm tai xương chũm, nhất là thể viêm tai xương chũm mãn tính có cholesteatoma thì sẽ rất nguy hiểm. Vì chất cholesteatoma có nguy cơ ăn mòn xương, phá huỷ tất cả các cấu trúc xương chũm, làm lộ màng não, từ đó có thể gây những biến chứng nội sọ như viêm màng não, áp - xe não, viêm tĩnh mạch bên, liệt dây thần kinh vận động cơ mặt làm méo mặt… là rất cao nếu không được điều trị bằng phẫu thuật. Nguyên nhân gây căn bệnh này, thường chủ yếu từ các bệnh lý như viêm tai xương chũm thông thường, viêm tai tiết dịch tạo thành viêm tai xẹp dính… khiến da của ống tai, biểu bì của ống tai chui vào trong và vùi kín trong tai, dần dần tạo thành chất cholesteatoma. Nếu thủng màng nhĩ để lâu ngày không điều trị, thường xuyên tái nhiễm rồi bỏ mặc cho tự khỏi, người bệnh rất có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm.
Vì vậy khi thủng màng nhĩ, điều quan trọng cần làm là giữ vệ sinh tai bị bệnh thật tốt, điều trị ổn định đợt viêm, điều trị các bệnh lý liên quan gây ra tình trạng viêm nhiễm ở tai, xong mới có thể tiến hành vá màng nhĩ.
Đối với trẻ em, đa số trường hợp thủng nhĩ do chấn thương lỗ nhỏ, mới thủng xong được điều trị ngay căn nguyên gây viêm, chảy nước thì đều có thể tự lành, bít lỗ hổng. Còn lỗ thủng càng lớn thì khả năng lành tự nhiên càng thấp. Nhưng quan trọng, để lành được lỗ thủng, thì luôn phải chăm sóc, bảo vệ để tai không bị viêm nhiễm tái phát nhiều lần. Còn nếu lỗ thủng lâu ngày, đã có “gờ”, “sẹo” quanh lỗ thủng không thể tự liền thì vẫn có thể tiến hành vá màng nhĩ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.
Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.
Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.
Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net