Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

TÁN HUYẾT NỘI MẠCH

Th.BS Suzanne MCB Thanh Thanh

I. Định nghĩa:

Tán huyết nội mạch là sự tăng phá vỡ hồng cầu trong lòng mạch. Khi tình trạng tán huyết quá mức bù trừ của tủy xương thì có biểu hiện thiếu máu.


II. Các nguyên nhân của thiếu máu tán huyết nội mạch:

1. Truyền nhầm nhóm máu

2. Kí sinh trùng sốt rét

3. Nhiễm trùng Streptococcus hemolytic, E. coli, Clostridium perfingens.

4. Thiếu máu tán huyết vi mạch

  • DIC (đông máu nội mạch lan tỏa)
  • TTP (Thrombotic thrombocytopenic purpura: ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối)
  • HUS

Cao huyết áp ác tính.

Viêm mạch máu (lupus, viêm nút quanh động mạch, xơ cứng bì,..)

5. Van tim cơ học, vận động: chạy, khiêu vũ…

6. Thiếu G6PD.

7. Thuốc, hóa chất, chất độc (rắn, bò cạp, ong…)

8. Thiếu máu tán huyết tự miễn lạnh, tiểu Hb kịch phát về đêm, tiểu Hb lạnh kịch phát

III. Lâm sàng

- Sốt cao, lạnh run

- Da xanh, niêm nhợt

- Nước tiểu đen như màu xá xị

- Có thể vàng mắt nhẹ

- Gan to, lách to có thể đau nhẹ

III. Cận lâm sàng:

- Quay li tâm xem màu sắc huyết tương: huyết tương có màu đỏ.

Định lượng Hb/huyết tương: Hb/huyết tương (+)

- Công thức máu, phết máu ngoại biên:
  • Hồng cầu, Hb, Hct giảm.
  • Hồng cầu lưới tăng
  • Thấy mảnh vỡ hồng cầu, hồng cầu hình cầu, hồng cầu hình nón bảo hiểm, schistocyte.
- LDH tăng

- Haptoglobin/huyết thanh giảm.

- Bilirubin máu tăng, chủ yếu bilirubin gián tiếp tăng.

- Kí sinh trùng sốt rét (+)

- Cấy máu (+)

- TPTNT:
  • Màu nước tiểu đen
  • Hb/niệu (+)

IV. Các loại vi trùng gây tán huyết nội mạch:

1. KSTSR

- P.falciparum, P. vivax, P. malarie, P. ovale

- Điều trị: Guinine, Cloroquin, Artesunate, Artemisinine.

2. Bartonella baciliformis:

- Nhiễm qua ruồi đốt.

- Lâm sàng: qua 2 giai đoạn

  • Thiếu máu tán huyết cấp (sốt oroya): Nhiều bệnh nhân có thể biểu hiện chán ăn, khát nước, vã mồ hôi, hạch to.
  • Bệnh u hạch mãn (chronic granulomatory disorder): verruca peruviana: biểu hiện chảy máu , có những bóng nước ở mặt và chi.
- CLS:
  • CTM:
HC, Hct, Hb giảm

HC nhân xuất hiện ở máu ngoại biên

HC lưới tăng cao.
  • Nhuộm phết máu bằng Giemsa: thấy vi trùng là những que dài 1-3m màu đỏ tím dính trên hồng cầu

- Điều trị: Penicilline, Streptomycine, Tetracycline.

3. Clostridium perfingens:

- Lâm sàng:

· BN phá thai không an toàn, vết thương hở.

· Nhiễm trùng huyết do Clostridium perfingens rất nặng, thường gây tán huyết cấp có thể tử vong.

· Suy thận cấp.

· Suy gan cấp.

- Cận lâm sàng: Phết máu ngoại biên:

· HC hình liềm

· Tăng bạch cầu, bạch cầu chuyển trái.

· Giảm tiểu cầu.

- Điều trị:

· PNC liều cao

· Cắt bỏ cơ quan nhiễm trùng: tử cung, chân,…

· Tỉ lệ tử vong 50% mặc dù điều trị thích hợp.

4. Nhiễm trùng huyết do Babesia (Babeiosis)

- Do Babesia microtic, Babesia divergens.

- Điều trị: Clindamycine, Quinine.

5. Các loại nhiễm trùng khác:

- Virus có thể gây tán huyết tự miễn.

- CMV: có thể gây tán huyết ở trẻ em, biểu hiện hạch to, thiếu máu tán huyết.

- Mycoplasma pneumonia.

- Shigella, Campylobacter, Aspergillus có thể gây thiếu máu tán huyết vi mạch.

Bảng các nguyên nhân gây thiếu máu tán huyết

Aspergillus

Babesia microtic, Babesia divergens

Bartonella baciliformis

Campylobacter jejuni

Clostridium welchi

Coxsackie virus

Cytomegalo virus

Epstein-Barr virus

Haemophilus influenzae

Hepatitis A

Hepatitis B

Herpes simplex virus

HIV

Influenza A virus

Leishmania donovani

Lepstospira ballum

Virus sởi (mumps virus)

Mycobacterium tuberculosis

Mycoplasma pneumonia

Neisseria intracellularis (Meningococcci)

Parvovirus B19

Plasmodium falciparum

Plasmodium vivax

Plasmodium malariae

Rubella virus

Rubeola virus

Salmonella

Shigella

Streptococcus

Toxoplasma

Trypanosoma brucei

Varicella virus

Vibrio cholearae

Yersinia enterocolitica

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases