Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là thuật ngữ mô tả một nhóm bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày có thể diễn biến cấp tính hoặc mạn tính. Trong một số trường hợp viêm dạ dày có thể dẫn đến loét và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Dấu hiệu và triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm dạ dày gồm:

  • Cảm giác cồn cào, nóng rát hoặc đau ở vùng thượng vị có thể tăng lên hoặc giảm đi khi ăn.
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Chán ăn
  • Chướng bụng hoặc ợ hơi
  • Cảm giác ấm ách ở vùng thượng vị sau khi ăn
  • Sút cân

Viêm dạ dày có thể gây xuất huyết dạ dày, nhưng hiếm khi nặng. Xuất huyết dạ dày có thể gây nôn ra máu và đi ngoài phân đen và cần được điều trị cấp cứu.

Nguyên nhân

  • Nhiễm khuẩn: Hay gặp nhất là nhiễm Helicobacter pylori
  • Thuốc: Sử dụng thường xuyên các thuốc giảm đau chống viêm phi steroid như aspirin, ibuprofen và naproxen có thể gây viêm dạ dày cấp và mạn tính.
  • Uống quá nhiều rượu
  • Stress nặng do phẫu thuật, chấn thương, bỏng hoặc nhiễm trùng nặng
  • Bệnh trào ngược mật khiến dịch mật trào ngược vào dạ dày
  • Bệnh tự miễn: Viêm dạ dày tự miễn hay xảy ra trong các rối loạn tự miễn, như bệnh Hashimoto, bệnh Addison và tiểu đường týp 1.
  • Một số chứng bệnh khác như HIV/AIDS, bệnh Crohn, nhiễm kí sinh trùng, bệnh mô liên kết, suy gan hoặc suy thận.

Xét nghiệm và chẩn đoán

Chẩn đoán dựa vào tiền sử bệnh, khám thực thể và tiến hành một số xét nghiệm,

  • Xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng H.pylori và kiểm tra tình trạng thiếu máu.
  • Test urê trong hơi thở để xác định nhiễm H. pylori
  • Xét nghiệm phân phát hiện H. pylori và máu trong phân.
  • Nội soi đường tiêu hóa trên để xác định tình trạng viêm và những bất thường của niêm mạc dạ dày ruột.
  • Chụp X quang đường tiêu hóa trên có uống thuốc cản quang.

Điều trị

- Thuốc điều trị acid dạ dày

  • Thuốc trung hòa acid dạ dày như Maalox, Mylanta và một số thuốc khác.
  • Thuốc chẹn acid dạ dày như cimetidine, ranitidine, nizatidine hoặc famotidine làm giảm lượng acid tiết ra.
  • Thuốc ức chế bơm proton, bao gồm meprazole, lansoprazole, rabeprazole và esomeprazole ức chế các bơm tí hon trên tế bào tiết acid ở dạ dày.

- Thuốc điều trị H. pylori: có nhiều phác đồ, thường dùng nhất là phối hợp 2 kháng sinh và một chất ức chế bơm proton, đôi khi có bổ sung thêm bismuth.

Phòng bệnh

  • Ăn từng bữa nhỏ nhiều lần trong ngày để tránh tác động của acid dạ dày. Tránh những thức ăn cay, chua, nóng hoặc nhiều mỡ.
  • Hạn chế uống rượu
  • Không hút thuốc lá
  • Dùng thuốc giảm đau chứa acetaminophen thay cho các thuốc giảm đau chống viêm phi steroid.

Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về thuốc trung hòa acid hoặc chống tiết acid để

phòng ngừa viêm dạ dày tái phát.

theo http://www.cimsi.org.vn



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases