Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Bệnh nhược cơ

Định nghĩa:

Nhược cơ là một bệnh mạn tính đặc trưng bởi tình trạng yếu và nhanh mệt của các cơ vận động tự ý. Bệnh hay gặp hơn ở phụ nữ dưới 40 và trên 70 tuổi, và ở nam giới trên 50 tuổi.

Dấu hiệu và triệu chứng

Nhược cơ có thể xảy ra ở bất kỳ cơ vận động tự ý nào của cơ thể, hay gặp nhất là các cơ ở mặt, mắt, cánh tay và chân, và các cơ tham gia thực hiện các động tác nhai, nuốt và nói. Các dấu hiệu và triệu chứng gồm:

· Yếu cơ ở mặt, có thể gây sụp mi

· Nhìn đôi

· Khó thở, khó nói, khó nhai hoặc nuốt.

· Yếu cơ ở tay hoặc chân

· Nhanh mỏi khi phải lặp lại các động tác.

Nguyên nhân

Trong bệnh nhược cơ, hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra những kháng thể ức chế hoặc phá huỷ các thụ thể acetylcholin ở cơ, dẫn đến gián đoạn quá trình trao đổi thông tin giữa thần kinh và cơ và làm cơ yếu đi.

Một số yếu tố có thể làm bệnh nặng lên, như mệt mỏi, bị bệnh, bị stress, quá nóng và dùng một số thuốc, như thuốc chẹn bêta, thuốc chẹn kênh calci, quinin và một vài loại kháng sinh.

Khám xét và chẩn đoán

Dấu hiệu chính để nghĩ tới bệnh nhược cơ là tình trạng yếu cơ được cải thiện khi nghỉ ngơi. Các xét nghiệm xác nhận chẩn đoán có thể gồm:

  • Khám thần kinh kiểm tra phản xạ, cơ lực, trương lực cơ, cảm giác xúc giác, thị lực, dáng đi, tư thế, phối hợp động tác, thăng bằng và các chức năng tâm thần.
  • Xét nghiệm máu tìm những kháng thể bất thường phá huỷ các vị trí thụ thể ở cơ tiếp nhận xung động thần kinh.
  • Test edrophonium. Edrophonium(Tensilon) có tác dụng ức chế enzym giáng hóa acetylcholin. Tiêm chất này cho bệnh nhân bị bệnh nhược cơ có thể làm cho cơ lực được cải thiện rõ rệt trong thời gian ngắn. .
  • Xét nghiệm độ dẫn truyền thần kinh và điện cơ đồ nhằm kiểm tra lực co cơ và ghi lại mô hình hoạt động điện của cơ khi nghỉ ngơi và khi co cơ nhẹ.

Điều trị

Hiện chưa có biện pháp nào chữa khỏi bệnh nhược cơ, nhưng những cách điều tị sau có thể làm giảm triệu chứng bệnh

Điều trị nội khoa: Các thuốc ức chế men cholinesterase, như pyridostigmin (Mestinon) và neostigmine (Prostigmin) làm tăng quá trình truyền thông tin giữa thần kinh và cơ và có tác dụng điều trị nguyên nhân, song không cải thiện được khả năng co cơ và cơ lực. Ngoài ra còn có thể sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid hoặc các thuốc điều biến miễn dịch như azathioprin (Imuran), mycophenolat mofetil (CellCept), cyclophosphamid (Cytoxan) hoặc cyclosporin (Sandimmune, Neoral).

Điều trị ngoại khoa. Ý kiến chung cho rằng cắt bỏ tuyến ức sẽ làm giảm bệnh ở đa số bệnh nhân. Phẫu thuật thường được khuyến nghị cho bệnh nhân dưới 60 tuổi. Tuy nhiên hiệu quả của cách điều trị này còn đang bị tranh cãi.

Lọc huyết tương nhằm loại bỏ các kháng thể. Đây có thể là biện pháp điều trị cấp cứu trong giai đoạn bệnh nặng đe dọa tính mạng.

Tiêm tĩnh mạch globulin miễn dịch để đưa vào cơ thể các kháng thể bình thường giúp biến đổi đáp ứng miễn dịch. Liệu pháp này có ít nguy cơ bị tác dụng phụ hơn so với lọc huyết tương và thuốc ức chế miễn dịch, song phải mất từ một đến hai tuần mới có tác dụng và hiệu quả thường chỉ kéo dài vài tuần đến vài tháng.

theo http://www.cimsi.org.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases