Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Đại tiện không tự chủ

Đại tiện không tự chủ là tình trạng mất khả năng kiểm soát nhu động ruột, khiến cho phân tự thoát ra khỏi trực tràng. Bệnh có thể biểu hiện từ thỉnh thoảng bị són phân khi trung tiện đến hoàn toàn mất kiểm soát đại tiện.

Dấu hiệu và triệu chứng

Triệu chứng ở người lớn là không thể kiểm soát được trung tiện hoặc đại tiện, đôi khi bệnh nhân không kịp vào nhà vệ sinh.

Đại tiện không tự chủ có thể đi kèm với các vấn đề khác về tiêu hóa, như:

· Tiêu chảy

· Táo bón

· Chướng bụng đầy hơi

· Đau bụng

Nguyên nhân

Nhiều chứng bệnh có thể gây đại tiện không tự chủ, bao gồm:

· Táo bón. Táo bón lâu ngày khiến cơ vòng hậu môn bị yếu dẫn đến đại tiện không tự chủ

· Tiêu chảy. Phân lỏng khó bị giữ lại trong trực tràng hơn và có thể tự thoát ra ngoài

· Tổn thương cơ vòng hậu môn do các phẫu thuật ở vùng hậu môn trực tràng hoặc do sinh đẻ, nhất là khi phải rạch tầng sinh môn hoặc đẻ forcep.

· Ung thư hậu môn và trực tràng.

· Các bệnh như sa trực tràng, trĩ

· Mất cơ lực do tuổi già

· Lạm dụng thuốc nhuận tràng.

Xét nghiệm và chẩn đoán

Khám thực thể bao gồm quan sát vùng hậu môn, xung quanh hậu môn và sinh dục để phát hiện trĩ, nhiễm trùng và các tình trạng khác. Dùng kim hoặc que thăm để kiểm tra sức co của cơ vòng và hậu môn, cũng như kiểm tra tổn thương dây thần kinh. Thăm trực tràng để đánh giá lực của cơ vòng và những bất thường ở trực tràng.

Một số xét nghiệm giúp phát hiện nguyên nhân gây đại tiện không tự chủ gồm:

· Đo áp lực hậu môn.

· Siêu âm đại trực tràng.

· Chụp X quang trực tràng.

· Soi trực tràng-đại tràng sigma

· Ghi điện cơ đồ vùng hậu môn.

Điều trị

Tuy theo nguyên nhân, điều trị có thể gồm:

- Thay đổi chế độ ăn

- Dùng thuốc: thuốc chống tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân hoặc một số loại thuốc khác

- Một số bài tập đặc biệt giúp kiểm soát nhu động ruột tốt hơn

- Phẫu thuật

Phòng bệnh

Tuy theo nguyên nhân, có thể phòng ngừa bệnh thông qua:

· Giảm táo bón: Năng vận động hơn, ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước là những lời khuyên để giảm táo bón.

· Phòng chống tiêu chảy: Việc loại trừ nguyên nhân gây tiêu chảy, ví dụ điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể giúp ngăn ngừa tình trạng đại tiện không tự chủ.

· Tránh rặn lâu: Rặn lâu khi đi ngoài có thể làm yếu cơ vòng hậu môn, vì vậy nên tránh rặn khi có thể.

theo http://www.cimsi.org.vn



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases