Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Tai biến mạch máu não - Bài Giảng

Mục tiêu
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Chẩn đoán được bệnh nhân tai biến mạch máu não.
2. Xử trí được bệnh nhân tai biến mạch máu não.

Nội dung

Nội dung học tập

Phư­ơng pháp

Phương tiện

Hoạt động của giảng viên

Hoạt động của sinh viên

Lượng giá

nhanh

Khai thác quá trình diễn biến của bệnh:

- Tuổi? Nghề nghiệp?

- Bệnh nhân có đau đầu không?

- Bệnh nhân có nôn không

- Bệnh nhân có đi ngoài phân táo không

- Bệnh nhân có sốt không

- Bệnh nhân có co giật không ?

- Tư thế của bệnh nhân có nằm tư thế cò súng không

Thảo luận

Bệnh nhân, bệnh án, bảng kiểm

Giám sát, diễn giải, giải thích

Hỏi bệnh nhân và thảo luận

Quan sát và nêu câu hỏi

Khai thác tiền sử: chế độ ăn, chế độ sinh hoạt, điều kiện sống, môi trường, bệnh nhiễm khuẩn, tăng huyết áp, các thuốc đã dùng trước kia, sang chấn tâm lý?

Thói quen xấu trong sinh hoạt: uống rượu, ăn mặn…

Thảo luận

Bệnh nhân, bệnh án

Giám sát, hướng dẫn thảo luận

Hỏi bệnh nhân và thảo luận

Quan sát và nêu câu hỏi

Khám phát hiện:

- Dấu hiệu bệnh nặng: Hôn mê sâu và co giật, rối loạn thần kinh thực vật nặng nề.

Huyết áp dao động, liệt 1/2 người, Babinxki (+)

- Suy hô hấp rõ, đo nhiệt độ xem rối loạn về thân nhiệt…

- Khám thần kinh tỷ mỷ, kỹ

- Khám các cơ quan khác để phát hiện các bệnh lý kèm theo và biến chứng của bệnh.

Làm mẫu, thảo luận

Bệnh nhân, ống nghe, đồng hồ, nhiệt độ, bảng kiểm

Giám sát, hướng dẫn thảo luận

Thực hành khám, phát hiện triệu chứng và thảo luận

Quan sát và nêu câu hỏi

Đề xuất và phân tích 1 số kết quả xét nghiệm (Chụp CT- Scanner, chọc dịnh não tuỷ để xét nghiệm, điện tâm đồ, điện giải đồ, soi đáy mắt, xét nghiệm nước tiểu…)

Thảo luận

Bệnh nhân, xét nghiệm, phim sọ não

Giám sát, hướng dẫn thảo luận

Thảo luận

Qua kết quả thảo luận

Chẩn đoán tại bệnh viện

Thảo luận


Giám sát, hướng dẫn

Thảo luận

Qua kết quả thảo luận

Ra y lệnh điều trị

Thảo luận


Giám sát, hướng dẫn thảo luận

Thảo luận

Qua kết quả thảo luận

Điều trị tại bệnh viện:

- Cấp cứu ban đầu

- Dùng thuốc chống phù não.

- Điều trị nguyên nhân

- Điều trị biến chứngvà các triệu chứng khác.

* Hư­ớng dẫn gia đình bệnh nhân chăm sóc: ăn những thức ăn dễ tiêu bơm qua sond nếu bệnh nhân hôn mê, vệ sinh phòng chống loét.

* Quyết định chuyển bệnh nhân.

Thảo luận


Giám sát, hướng dẫn thảo luận

Thảo luận

Qua kết quả thảo luận

Tư­ vấn cho gia đình bệnh nhân cách tự chăm sóc, theo dõi và phòng bệnh tại nhà.

Đóng vai

Kịch bản

Giám sát, hướng dẫn thảo luận

Thực hành đóng vai, thảo luận

Quan sát và qua câu trả lời

Hướng dẫn sinh viên tự học, nghiên cứu, lượng giá và vận dụng thực tế.






vật liệu, phương tiện dạy/học

1. Tài liệu dạy học

1. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (2006). Thực tế tốt nghiệp tại cộng đồng (tài liệu dành cho sinh viên).

2. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (2006). Thực tế tốt nghiệp tại cộng đồng (tài liệu dành cho giảng viên).

2. Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Nội (2004), Trư­ờng Đại học Y Thái Nguyên, Nội khoa bệnh học, tập 1.

2. Bộ môn Nội (2002), Trư­ờng Đại học Y Hà Nội, Bài giảng Nội khoa, tập 1.

3. Tăng huyết áp (2005), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

4. Vũ Văn Đính (2001), Cấp cứu Nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

3. Vật liệu dạy/học

Bệnh án lâm sàng, bệnh nhân, các kết quả cận lâm sàng.

Bảng kiểm dạy học:

Bảng kiểm hỏi bệnh sử, tiền sử bệnh nhân tai biến mạch máu não

Stt

Nội dung

Mục đích

Yêu cầu phải đạt

1

Chào hỏi, làm quen.

Giao tiếp

Bệnh nhân tin tưởng, hợp tác

2

Lý do đến khám (triệu chứng chính)

Hướng tới chẩn đoán được bệnh tai biến mạch máu não

Hỏi đ­ược triệu chứng bắt buộc bệnh nhân phải vào viện như liệt nửa người, đột ngột hôn mê...

3

Bệnh sử

Chẩn đoán được bệnh tai biến mạch máu não

Hoàn cảnh, diễn biến, tính chất của triệu chứng bắt buộc bệnh nhân phải đến viện:

- Nếu tỉnh cần hỏi kỹ xem có hay không triệu chứng đau đầu, nôn, táo bón và yếu nửa người

- Nếu hôn mê hỏi gia đình hoàn cảnh xuất hiện, diễn biến, tính chất của triệu chứng hôn mê

Các triệu chứng sốt, ra mồ hôi, tiết đờm rãi

- Hỏi xem đã dùng thuốc gì? có các thuốc hạ áp, truyền dịch, kháng sinh... hay không? liều lượng, thời gian dùng, hiệu quả dùng thuốc?

- Khai thác được tiến triển triệu chứng của lí do vào viện. Các triệu chứng khác kèm theo: đau ngực, khó thở,…

3.1

Diến biến triệu chứng hôn mê, liệt hoặc đau đầu.

3.2

Các triệu chứng khác rối loạn thần kinh thực vật.

3.3

Điều trị tại nhà

3.4

Tình trạng đến viện

4

Tiền sử

Chẩn đoán được nguyên nhân tai biến mạch máu não

Hỏi đ­ược tiền sử của bệnh nhân có liên quan đến tai biến mạch máu não:

- Nhằm phát hiện những nghề nghiệp có nguy cơ cao như căng thẳng, trí óc…)? Có dùng thuốc gì gây tăng huyết áp không?

- Phát hiện bệnh nhân có ăn mặn, uống rượu, thích ăn mỡ

- Có sang chấn gì trước khi bị bệnh không?

- Các bệnh khác mà bệnh nhân mắc (tăng huyết áp, bệnh bẩm sinh, tiểu đường…)? Đã điều trị bằng những thuốc gì?

- Gia đình ai bị tăng huyết áp không?

4.1

Nghề nghiệp

4.2

Dinh d­­­ưỡng

4.3

Sang chấn tâm lý

4.4.

Các bệnh đã mắc và các thuốc đã dùng

4.5.

Gia đình, xung quanh

5

Thái độ (ân cần, niềm nở, tự tin)

Rèn kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp tốt, hỏi được đầy đủ, chính xác các vấn đề cần quan tâm.

Bảng kiểm kỹ năng khám bệnh nhân tai biến mạch máu não

STT

Nội dung

Mục đích

Yêu cầu phải đạt

1

Chào hỏi, làm quen

Hợp tác của bệnh nhân và người nhà

Tạo sự tin tư­ởng và hợp tác của bệnh nhân và người nhà

2

Khám đánh giá toàn trạng

Phân loại bệnh

Nhận định đư­ợc tinh thần của bệnh nhân có hôn mê không?

3

Cặp nhiệt độ

Đánh giá sốt

Nhận định đ­ược mức độ sốt, xem có phải bội nhiễm? Hay bệnh nhân bị rối loạn thần kinh thực vật. Đo nhiệt độ 1 giờ/lần.

4

Đo mạch, huyết áp

Đánh giá mạch, huyết áp bệnh nhân, giúp tìm nguyên nhân

Nhận định đ­ược các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân. (Mạch và huyết áp thường tăng trong tai biến mạch máu não), nhận mức độ tăng, nếu tăng thì nghĩ nhiều đến nguyên nhân do tăng huyết áp. Đo mạch, huyết áp hai lần liên tục hai tay tư thế nằm sau đó đo định kỳ 3 giờ/lần.

5

Đếm nhịp thở và đánh giá khó thở

Đánh giá mức độ suy hô hấp

Đặt tay lên bụng bệnh nhân hoặc quan sát đếm số lần hít vào trong một phút, xem khó thở chậm hay khó thở nhanh nông, nếu khó thở là tiên lượng xấu.

6

Tìm dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật

Đánh giá mức độ tai biến mạch máu não

Xem có rối loạn thần kinh thực vật: vã mồ hôi, mặt lúc đỏ lúc tái, tăng tiết đờm dãi và sốt cao..

7

Khám phát hiện hôn mê

Đánh giá hôn mê

Dựa vào:

- 3 còn: tim còn đập, phổi còn thở, thận còn bài tiết nước tiểu

- 3 mất: mất ý thức, tri giác, vận động

8

Khám phát hiện mức độ hôn mê

Đánh giá mức độ hôn mê

Dựa vào bảng phân mức độ hôn mê GLASGOW để phân ra đ­ược mức độ mức độ hôn mê.

9

Khám cơ quan thần kinh phát hiện các triệu chứng bệnh lý

Phát hiện đ­ược triệu chứng bệnh lý giúp chẩn đoán bệnh

Khám đúng và phát hiện đ­ược:

- Có dấu hiệu thần kinh khu trú không?

- Hội chứng não, màng não?

- Các đôi dây thần kinh sọ não có tổn thương không?

10

Khám các cơ quan khác

Đánh giá mức độ và biến chứng của bệnh

Khám đúng và phát hiện đ­ược triệu chứng có trên bệnh nhân của các bệnh kèm theo. Đặc biệt phát hiện các triệu chứng, đánh giá biến chứng tai biến mạch máu não.

Bảng kiểm kỹ năng chẩn đoán bệnh nhân tai biến mạch máu não

STT

Nội dung

Mục đích

Yêu cầu phải đạt

1

Chuẩn bị

Nêu đ­ược các triệu chứng có giá trị giúp cho chẩn đoán.

Đầy đủ tư­ liệu, tập hợp các triệu chứng bệnh nhân có.

2

Chẩn đoán xác định

Rèn luyện kỹ năng lập luận chẩn đoán

Sử dụng triệu chứng đột quị hoặc diễn biến từ từ, liệt nửa người hoặc hôn mê để chẩn đoán xác định.

Tìm các hội chứng bổ xung cho chẩn đoán:

- Hội chứng não, màng não

- Hội chứng bó tháp.

- Hội chứng tổn thương các dây thần kinh sọ não.

- Kết quả xét nghiệm có được (tuỳ điều kiện cơ sở)

3

Chẩn đoán phân biệt:

Chẩn đoán phân biệt đ­ược với các bệnh khác

Đưa ra các lý do cần phân biệt với:

- Viêm não, màng não.

- áp xe não.

- U não

4

Chẩn đoán xuất huyết não hay nhồi máu não

Chẩn đoán đ­ược các thể bệnh

Đưa ra triệu chứng có giá trị quyết định là bệnh cảnh xẩy ra có đột ngột hay không? Diễn biến xuất huyết não thường nhanh và nặng nề.

- Chẩn đoán dựa vào kết quả chụp CT Scanner.

5

Chẩn đoán nguyên nhân

Chẩn đoán đ­ược (hoặc nghĩ đến) do nguyên nhân nào

Khám tỷ mỷ, kỹ để tìm nguyên nhân có thể do:

- Tăng huyết áp

- Bệnh tim

- Vỡ phình mạch não bẩm sinh

- Bệnh máu tăng đông…

6

Chẩn đoán biến chứng

Chẩn đoán đ­ược biến chứng của tai biến mạch máu não và biến chứng của bệnh chính

- Tử vong do suy hô hấp và suy tuần hoàn.

- Nhiễm trùng do bội nhiễm tại phổi, tiết niệu.

- Loét do nằm lâu và vệ sinh, chăm sóc không tốt.

- Để lại di chứng nặng nề…

7

Chẩn đoán giai đoạn

Giúp tiên lượng và điều trị theo giai đoạn

- Giai đoạn liệt mềm: cơ lực, trương lực cơ, phản xạ gân xương giảm.

- Giai đoạn liệt cứng (hồi phục): cơ lực, trương lực cơ, phản xạ gân xương tăng.

Bảng kiểm kỹ năng ra quyết định điều trị bệnh nhân tai biến mạch máu não

Stt

Nội dung

Mục đích

Yêu cầu phải đạt

1

Chào hỏi, giải thích gia đình

Chuẩn bị về tâm lý cho bệnh nhân

Tạo sự tin t­ưởng, hợp tác của bệnh nhân

2

Điều trị


Cân nhắc sử dụng các thuốc, đưa ra một số thuốc cụ thể cho mỗi bệnh nhân

2.1

Chống phù não

Giúp điều trị có hiệu quả, an toàn

- Dung dịch manitol, glucoza ưu trương tĩnh mạch đến khi bệnh nhân hết triệu chứng phù não: đỡ đau đầu, hết dấu hiệu mắt nhìn mờ…

- Chuẩn bị dụng cụ, thuốc, oxy, dịch truyền…

2.2

Dùng thuốc chống đông

Giúp điều trị có hiệu quả, an toàn

Tốt nhất là dùng Aspirin suốt đời 100mg/24h.

2.3

Hồi phục tế bào não

Giúp điều trị có hiệu quả, an toàn

Tăng quá trình vận chuyển oxy và đường cho tế bào não:

Duxil, Stugeron, Cerebrolysin...

2.4

Điều trị nguyên nhân

Giúp điều trị triệt để bệnh

- Tăng huyết áp: khống chế và ổn định huyết áp.

- Bệnh tim điều tri bệnh chính

- Vỡ phình mạch não bẩm sinh có thể phẫu thuật

- Bệnh máu tăng đông điều trị theo cơ chế bệnh sinh…

2.5

Điều trị triệu chứng (sốt, khó thở, nôn …) chuẩn bị dụng cụ, thuốc

Giúp điều trị có hiệu quả, an toàn

- Chống suy hô hấp: thở oxy, hút đờm dãi, nặng đặt nội khí quản, thở máy.

- Hạ sốt: Paracetamol, Aspirin...

- Chống nhiễm trùng: kháng sinh.

3

Chăm sóc, ăn uống, theo dõi và diễn biến của bệnh

- Giúp điều trị có hiệu quả hơn

Chế độ hộ lý cấp 1:

- Nếu tỉnh cho ăn giầu dinh dưỡng, đủ sinh tố qua đường miệng.

- Nếu hôn mê bơm súp rau,thịt qua sond 300ml/lần,7-8lần/24h.

- Vệ sinh phòng chống loét.

- Tập vận động sớm.

- Theo dõi toàn trạng, sự hồi phục của các dấu hiệu thần kinh.

Đối với tuyến cơ sở, nơi không có các phương tiện kỹ thuật hiện đại, chẩn đoán tai biến mạch não dựa vào triệu chứng lâm sàng, diễn biến của bệnh và tìm cách chuyển lên tuyến trên nơi có điều kiện chẩn đoán sâu hơn.

Bài tập dạy/học

1. Bài tập tình huống

Mục tiêu:

- Phát hiện đ­ược các dấu hiệu bệnh.

- Chẩn đoán đúng được tai biến mạch máu não.

- Chẩn đoán đúng được thể bệnh của tai biến mạch máu não.

- Điều trị đ­ược một bệnh nhân tai biến mạch máu não tại cơ sở y tế.

Trường hợp:

Bệnh nhân nam 74 tuổi, gần đây bệnh nhân đau đầu nhiều, đau đầu tăng về đêm, và khi thay đổi thời tiết. Thời gian gần đây bệnh nhân có cơn đau đầu dữ dội. Sáng hôm trước khi vào viện sau khi ngủ dậy ra ngoài đi vệ sinh gia đình thấy bệnh nhân ngã gục xuống gọi hỏi không biết. nhà chưa dùng thuốc gì được đưa vào viện. Khám thấy bệnh nhân không tỉnh, vã mồ hôi, có khó thở, tăng tiết nhiều đờm dãi, nhiệt độ 40,80C, nôn liên tục, liệt nửa người phải, liệt mặt trung ương bên phảt, Babinski (+) bên phải, hội chứng màng não (+). Nghe phổi nhiều ran ẩm, nhịp thở 30 lần/phút, tim nhịp nhanh 120 lần/phút, huyết áp 190/100mmHg, không có gan to. Ngoài ra không có triệu chứng gì khác.

Câu hỏi:

- Chẩn đoán thể bệnh cho bệnh nhân .

- Xử trí cấp cứu ngay lúc bệnh nhân vừa vào viện.

Đáp án:

- Chẩn đoán: Tai biến mạch máu não do THA, hiện có biến chứng liệt nửa người phải.

- Xử trí:

+ Đảm bảo hô hấp: Đặt nội khí quản, cho bệnh nhân thở oxy. Nếu bệnh nhân không tự thở được, bóp bóng có oxy hoặc cho bệnh nhân thở máy nếu có điều kiện.

+ Đặt đường truyền tĩnh mạch xử trí thuốc, không dùng dung dịch glucose trong cấp cứu.

+ Cho thuốc hạ áp và lợi tiểu, duy trì huyết áp 160 - 180 mmHg.

+ Cho thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dầy.

+ Có thể cho Mannitol 20% nếu có phù não, vừa có tác dụng lợi niểu thẩm thấu, vừa có tác dụng chống phù não và làm giảm áp lực nội sọ.

2. Bài tập thực hành đóng vai

Mục tiêu: Sử dụng khả năng giao tiếp tốt để khuyên bệnh nhân dùng thuốc điều trị phòng bệnh tai biến mạch máu não do tăng huyết áp tại nhà. Nêu những dấu hiệu nặng bệnh nhân cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế.

Nội dung:

- Tình huống: Cán bộ y tế đã điều trị bệnh tăng huyết áp cho bệnh nhân 74 tuổi, bệnh ổn định và đ­ược ra viện. Trong thời gian bệnh nhân mắc bệnh, bệnh nhân lo nghĩ nhiều, cán bộ y tế t­ư vấn và giải thích cho bệnh nhân, đồng thời hướng dẫn cách sử dụng thuốc phòng tăng huyết áp tại nhà và những dấu hiệu bệnh nặng cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế.

- Phân công vai diễn:

+ Vai cán bộ y tế: H­ướng dẫn bệnh nhân biết cách sử dụng thuốc tại nhà, cách cho ăn, uống và các dấu hiệu cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế.

+ Vai bệnh nhân: Nêu các thông tin bổ sung thực tế nếu cảm thấy hợp lý với tình huống và nên cư­ xử như­ một bệnh nhân thực sự.

+ Các sinh viên khác: không cản trở trong khi đóng vai, quan sát vai cán bộ y tế khi hư­­ớng dẫn cho bệnh nhân, chuẩn bị thảo luận sau khi quan sát

- Sau khi đóng vai: tiến hành thảo luận

+ Cán bộ y tế có hoàn thành việc đ­­ưa ra các thông tin về sử dụng thuốc tại nhà, chế độ ăn, uống và những dấu hiệu đ­­ưa bệnh nhân đến khám ngay không ?

+ Cán bộ y tế có đ­­ưa ra lời khuyên thích hợp đối với tr­­ường hợp của bệnh nhân không ? Có lời khuyên nào không thích hợp không ?

+ Cán bộ y tế có sử dụng kỹ năng giao tiếp tốt không? Có sử dụng các ngôn từ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu không ?

+ Cán bộ y tế có đặt ra những câu hỏi kiểm tra thích hợp không ?

+ Đối với các lời khuyên đã đư­a ra, liệu các bệnh nhân có thực hiện không? Nếu không, bạn có thể nghĩ ra cách nào để các bệnh nhân có thể cải thiện việc cho ăn, uống và có thể làm theo ?

- Cuối cùng giảng viên cho ý kiến và kết luận.

lư­­ợng giá

1. Công cụ l­ượng giá

Thang điểm đánh giá phân loại, điều trị bệnh tai biến mạch máu não

Nội dung

Điểm chuẩn

Điểm đạt

1. Hỏi bệnh

- Thời gian xuất hiện bệnh: đột qụy, hôn mê …

- Tính chất có đột ngột không …

- Triệu chứng khác kèm theo

- Đã dùng thuốc gì ở nhà (hoặc cơ sở y tế)

- Diễn biến các triệu chứng chính

- Tình trạng khi vào viện

- Đã điều trị thuốc gì ở bệnh viện? Thời gian bao lâu?

- Hiện tại

1

1

1

1

1

1

1

1


2. Khám:

- Khám hôn mê

- Khám hội chứng não, màng não

- Khám hội chứng bó tháp, liệt mặt

- Các dấu hiệu khác: suy hô hấp, thân nhiệt, đo huyết áp, mạch… và khám các cơ quan khác.

2

2

2

2


3. Chẩn đoán:

- Tai biến mạch máu não.

- Xuất huyết não

- Nhũn não

- Chẩn đoán nguyên nhân

3

3

3

3


4. Điều trị:

- Chống phù não

- Hồi phục tế bào não

- Khống chế và ổn định huyết áp

- Dùng thuốc chống đông.

- Chống rối loạn thần kinh thực vật

- Điều trị các triệu chứng khác.

2

2

2

2

2

2


Tổng điểm: 40

Đánh giá:

22- 26: đạt

27-36: khá

37-40: giỏi

2. Phương pháp lượng giá

Quan sát sinh viên thực hiện các nội dung theo mục tiêu của chủ đề, đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu.

3. Thời gian

Lượng giá khi hướng dẫn sinh viên hỏi bệnh, thăm khám và điều trị bệnh nhân.

Tổ chức dạy/học

1. Sử dụng kế hoạch bài giảng

Giảng viên sử dụng kế hoạch bài giảng để giảng dạy đảm bảo thời gian đã phân bổ, sử dụng các phương pháp, phương tiện, thực hiện các hoạt động đã dự kiến để hoàn thành việc dạy/học cho từng phần của bài học. Trong quá trình dạy/học giảng viên có thể linh hoạt vận dụng các tình huống, câu hỏi, hoạt động dạy/học phù hợp, cập nhập thực tế nhằm đạt được mục tiêu với chất lượng và hiệu quả cao.

Sau bài giảng, giảng viên sẽ hỏi, yêu cầu sinh viên thực hành lại hoạt động lâm sàng, giảng viên căn cứ vào bảng kiểm lượng giá để đánh giá kỹ năng của sinh viên.

Thời gian lượng giá vào cuối mỗi chủ đề. Tùy theo mỗi chủ đề dài hay ngắn mà phần lượng giá tương ứng.

2. Tổ chức thảo luận nhóm, đóng vai...

Tổ chức dạy/học tại phòng, giảng viên giảng trực tiếp trên người bệnh về cách thăm khám, phát hiện triệu chứng, chẩn đoán và điều trị.

Tại hội trường, giảng đường của khoa, giảng viên cho sinh viên thảo luận nhóm về những vấn đề thực hành trên bệnh nhân.

Hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu, vận dụng thực tế

Giáo viên hướng dẫn sinh viên sử dụng bảng kiểm l­ượng giá để tự l­ượng giá quá trình học bằng cách đối chiếu những điểm đã làm đư­ợc với yêu cầu phải đạt của từng phần và cho điểm theo hướng dẫn. T­ương tự, sinh viên có thể sử dụng để l­ượng giá kỹ năng của sinh viên khác.

1. Ph­ương pháp học tập

Hướng dẫn sinh viên nên học tập tại phòng khám Nội và khoa cấp cứu hồi sức vì sẽ có nhiều bệnh nhân, sinh viên sẽ thực hành khai thác triệu chứng, tiền sử và chẩn đoán bệnh tai biến mạch máu não, t­ư vấn cho bệnh nhân về điều trị và phòng bệnh tai biến mạch máu não do tăng huyết áp ở tại nhà.

- Đánh giá các dấu hiệu: hôn mê, hội chứng não, màng não, hội chứng bó tháp, tăng huyết áp… Sử dụng phác đồ để chẩn đoán cho bệnh nhân

- Thực hành đọc phim CT Scanner, chọc dịch não tuỷ…

- Chỉ định các phác đồ điều trị tai biến mạch máu não do tăng huyết áp.

- Thực hành điều trị các thể của tai biến mạch máu não.

- Thực hành h­ướng dẫn cho bệnh nhân uống thuốc tại khoa.

2.Vận dụng thực tế

Hiện nay tai biến mạch máu não t­ương đối thường gặp nhất là bệnh nhân có tăng huyết áp, chụp CT Scanner rất có ý nghĩa cho chẩn đoán như­ng không phổ biến tại các cơ sở điều trị, do vậy chẩn đoán tai biến mạch máu não chủ yếu dựa vào lâm sàng. Đột quỵ, hôn mê hoặc liệt nửa người là các triệu chứng quan trọng gợi ý đến tai biến mạch máu não. Do đó, sinh viên cần phải biết tư vấn cho những bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp cần thận trọng khi thay đổi nhiệt độ và áp suất đột ngột hoặc sử dụng các thuốc có nguy cơ gây cơn tăng huyết áp. Sinh viên phải giáo dục được cho người bệnh tập ăn nhạt và bỏ các thói quen xấu trong sinh hoạt nhằm giúp phòng bệnh tai biến mạch máu não.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases