Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

CƠN HEN PQ ÁC TÍNH - Cấp cứu thực hành

Bài viết tương đối dài, mời bạn click vào "tiêu đề" hoặc "đọc thêm..." để xem toàn bộ bài viết

I/ CHẨN ĐOÁN:
1. Cơn hen phế quản có suy hô hấp nặng.

2. Đã điều trị với các thuốc sau đây quá 2 ngày mà không đỡ:
a. Aminophylin (diaphylin) tiêm tĩnh mạch 2-3 lần.
b. Adrenalin 0,3-0,5mg tiêm dưới da ngày 2-3 lần. Hoặc trong ngày đầu, sau mỗi lần tiêm 3-4 giờ đã phải tiêm lại, khó thở tăng dần.

II/ CẦN PHÂN BIỆT VỚI:
- Tràn dịch màng phổi.
- Polip thanh môn (hay gặp ở người hen phế quản nặng đã có lần đặt ống nội khí quản).
- Đợt cấp của suy hô hấp mạn.
- Cơn hen tim.

III/ PHÂN NHÓM:
A. Nhóm nặng:
1. BN ngồi không nói được.
2. Khó thở, tần số trên 30 lần/phút.
3. Ran rít nhiều.
4. Vã mồ hôi.
5. Mạch nhanh trên 120-130 lần/phút.
6. Tăng huyết áp.
7. Mạch đảo trên 15mmHg.
8. Xanh tím.
9. Giãy giụa.

B. Nhóm nguy kịch:
1. Thở ngáp, có cơn ngừng thở.
2. Nghe phổi: im lặng hoàn toàn.
3. Mạch nhanh trên 140 lần/phút.
4. Rối loạn ý thức.
5. Tụt huyết áp.

IV/ XỬ TRÍ:
A. Đối với nhóm nặng:
Chủ yếu dùng thuốc.
1. Kinh điển có thể bắt đầu bằng:
Aminophylin tĩnh mạch chậm ống 0,24g/20 phút 5-6mg/kg cân nặng.
Sau đó truyền tĩnh mạch (0,6mg/kg/giờ).
- Ở người dưới 50 tuổi: aminophylin 4 ống/24giờ (0,96g).
- Ở người lớn trên 50 tuổi: aminophylin 3 ống/24giờ (0,72g).
- Ở người suy gan, tim: 1/2 liều.
Chuẩn bị than hoạt 10-20g nếu có ngộ độc aminophylin thì cho uống.

2. Tiếp theo ống aminophylin, tiêm tĩnh mạch methylprednisolon 30mg/4-6giờ (hoặc dexamethason 4mg).

3. Có thể dùng phối hợp terbutalin (Bricanyl) 0,5mg/8giờ tiêm bắp, dưới da. Truyền tĩnh mạch 1,5mg/2-3 giờ.

4. Hiện nay, người ta thường bắt đầu dùng ngay salbutamol (ventolin 0,5%) khí dung 0,5-1ml/20ml nước cất hoặc dùng spray, bơm hít: 4 lần/ngày hoặc truyền tĩnh mạch 0,5-1mg/h.

5. Adrenalin 0,3mg dưới da hoặc 0,02-0,3mcg/kh/phút truyền tĩnh mạch. Dùng adrenalin thay thế cho salbutamol khi thuốc này không có hiệu quả.

6. Thở oxy mũi 2 lần/phút.

7. Truyền dịch 1-3 lít (glucose 5%, natribicarbonat 1,4%, natriclorua 0,9%).

8. Kháng sinh ceporexin, gentamicin.

9. Nitric oxyt + O2 có tác dụng tốt.

B. Thể nguy kịch:
1. Đặt ống nội khí quản ngay, bóp bóng Ambu có oxy 100% trong 15 phút, đồng thời chuẩn bị máy thở với Vt: 7-10ml/kg, F=12-14, I/E=1/4 ở người lớn, 1/2 ở trẻ em, FiO2=0,6 sau đó 0,4 khi BN đã tỉnh. Chỉ dùng PEEP nếu đo được auto-PEEP.
Thường xuyên nhỏ 5ml/giờ nước cất hoặc natribicarbonat 1,4% vào ống nội khí quản. Hút đờm sau khi nhỏ nước. Thời gian thở máy 3-4 ngày.

2. Truyền natribicarbonat tĩnh mạch 1,4% 500ml.

3. Aminophylin, terbutalin, salbutamol, adrenalin như thể nặng.

4. BN chống máy: cho thêm an thần morphin, hydroxyzin, nếu không đỡ: halothen, curar.

5. Phối hợp truyền dịch, kháng sinh như thể nặng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases