Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Điều trị tại chỗ bệnh nấm da

Điều trị tại chỗ Bệnh nấm da
Bệnh ngoài da do vi nấm là một bệnh thường gặp tại Việt Nam . Bệnh có bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố như thời gian mắc bệnh, thuốc dùng trước đó, bội nhiễm, bệnh nhân gãi nhiều hay ít… có thể chia làm 3 dạng như sau:


1. Nấm đơn thuần

Biểu hiện da là mảng có màu hồng, ngoài rìa có nhiều mụn nước (diễn tiến ly tâm) và trung tâm thường nhăn nheo, theo thời gian nếu không điều trị mảng lớn dần ra ngoài. Bệnh nhân ngứa nhiều lúc trời nóng, ra mồ hôi hay về đêm.

2. Nấm chàm hóa

Thường do bôi thuốc không đúng cách hay gãi nhiều. Tổn thương da lúc này thường chảy nước nhiều và diễn tiến ly tâm không còn rõ. Bệnh nhân ngứa nhiều và rất thường xuyên trong ngày, tăng lên khi trời nóng hoặc khi bôi thuốc (nếu bôi không đúng).

3. Nấm chàm hóa bội nhiễm

Hình ảnh giống như nấm chàm hóa kèm theo mủ hay sưng đau. Nếu nặng có thể có hạch vùng, nóng sốt gây đi lại khó khăn nếu ở vùng bẹn hay chi dưới.
Để điều trị nấm da thông thường có thể dùng thuốc uống hay thuốc bôi. Đối với thuốc bôi, trên thị trường có sẵn các loại thuốc đóng ống hơn là pha chế theo công thức của thầy thuốc như trước đây. Thuốc thường được sử dụng thuộc nhóm Imidazole .
Thường có 3 nhóm thuốc:
- Thuốc chống nấm đơn thuần
- Thuốc chống nấm + corticoides
- Thuốc chống nấm + corticoides + kháng sinh

Thuốc bôi tại chỗ điều trị nấm da

1. Thuốc bôi kháng nấm đơn thuần

Họ thuốc

Tên khoa học

Số lần thoa trong ngày

Imidazole

Ticonazole

2

Clotrimazole

2

Miconazol

2

Ketoconazole (Nizoral)

1

Econazole

2

Oxiconizole

2

Sulconizole

2

Allylamines

Naftifine

2

Naphthionates

Tolnaftate

2

Substituted pyoiodone

Ciclopiroxalamine

2

Các thuốc chống nấm khác

BSI

2

ASA

2

Castellani (mỡ)

2

Withfield

2

2. Thuốc chống nấm + corticoides

Một số thuốc kháng nấm như Clotrimazole, Econazole, Miconazole… có thể được một số hãng dược phẩm phối hợp với corticoides.
Thí dụ: Econazole + Triamcinol, Miconazol + Hydrocortison

3. Thuốc chống nấm + corticoides + kháng sinh

Thí dụ: Clotricomzol + betamethason + gentamycin
Nếu sử dụng thuốc chống nấm đơn thuần, một số ít trường hợp xảy ra dị ứng gây ngứa nhiều lên hoặc là tổn thương đỏ và lan rộng.
Nếu có thêm các corticoides cần lưu ý vì corticoides ngoài tác dụng chống viêm (giảm sưng, giảm ngứa) thì còn có nhiều tác dụng phụ khác không có lợi như giảm miễn dịch (dễ bị bội nhiễm vi khuẩn hay vi nấm khác), chống phân bào (teo da, giảm sắc tố), giãn mạch. Cần phải thận trọng khi dùng vào các vị trí da non: bẹn, đùi, nếp gấp hoặc trên mặt. Tai biến càng nặng nếu sử dụng các loại thuốc corticoides thuộc nhóm fluocorticoid có 1 hay 2 nguyên tố fluor.
Nếu có thêm kháng sinh cần lưu ý tác dụng dị ứng nhiều hơn

Nhìn chung nếu càng có nhiều loại thuốc thì bên cạnh tác dụng có lợi còn có thêm các tác dụng phụ có hại. Do đó tốt nhất trong trường hợp bị nhiễm nấm da với kích thước nhỏ không có chàm hóa hay nhiễm trùng thì bôi thuốc có chất chống nấm đơn thuần. Nếu có biến chứng thì không nên sử dụng thuốc bôi bừa bãi nhất là nhóm thuốc có phối hợp với corticoides, kháng sinh mà cách giải quyết tốt nhất là nên đến khám tại một bác sĩ chuyên khoa Da liễu

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases