Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

Bàng quang tăng hoạt động

OAB: Overactive Bladder)

Bàng quang tăng hoạt động là gì?

Bàng quang tăng hoạt động (OAB) là tình trạng bàng quang tăng co bóp, và co bóp không đúng lúc gây cảm giác mắc tiểu, tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm hoặc són tiểu gấp.

OAB làm giảm chất lượng sống và có thể gây những bệnh lý khác như: viêm đường tiểu, loét da, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm,…
BS Từ Thành Trí Dũng – Phân khoa Niệu thận BVĐH Y Dược


Nguyên nhân

OAB không là phải là quá trình lão hóa tự nhiên, không do uống nước nhiều, không là hậu quả của việc sinh nở. Nhiều yếu tố có thể là nguyên nhân gây ra OAB gồm:

1 - Tổn thương thần kinh: tai biến mạch máu não, bệnh Parkinson, chấn thương cột sống,...

2 - Bế tắc hoặc suy yếu niệu đạo.

3 - Suy yếu các cơ nâng bàng quang.

4 - Thiếu hụt estrogen ở nữ.

5 - Phì đại tuyến tiền liệt ở nam.

6 - Nhiễm trùng tiểu, ung thư bàng quang, sỏi bàng quang.

7- Biến chứng sau khi cắt tử cung hoặc tuyến tiền liệt.

8 - Nguyên nhân khác: trầm cảm, lo âu, viêm bàng quang, béo phì, dùng nhiều caffein, thuốc lợi tiểu,…

Tần suất của OAB

Khoảng 34 triệu người trưởng thành ở Mỹ mắc chứng OAB. Tỷ lệ nam/nữ ngang nhau (nam 16%, nữ 17%). Khả năng mắc OAB tăng theo tuổi. Ở nữ thường gặp sau 44 tuổi. Ở nam thường gặp sau 64 tuổi.

Chẩn đoán

- Bác sĩ sẽ khám bụng, trực tràng, âm đạo (nữ) hoặc tuyến tiền liệt (nam) để phát hiện những bất thường có thể là nguyên nhân gây OAB như: yếu cơ vùng chậu, sa tử cung, tổn thương thần kinh, viêm nhiễm,...

- Niệu dòng đồ: đo tốc độ dòng nước tiểu nhằm phát hiện những nguyên nhân gây tắc nghẽn đường tiểu.

- Đo thể tích nước tiểu tồn lưu: để xem lượng nước tiểu còn ứ đọng trong bàng quang sau khi đi tiểu.

- Đo áp lực bàng quang: đánh giá sự co bóp của cơ bàng quang để chẩn đoán xác định và tìm nguyên nhân.

- Đo điện cơ của cơ vòng niệu đạo: thăm dò và đánh giá áp lực của cơ niệu đạo trong qua trình đi tiểu. Chụp X quang: giúp phát hiện những bất thường của hệ niệu.

Siêu âm có thể xác định những vấn đề của tiền liệt tuyến hoặc bất thường của bàng quang.

Điều trị OAB

Có nhiều phương pháp điều trị OAB. Đừng nản lòng nếu lần đầu thất bại, còn nhiều lựa chọn khác.

Thay đổi lối sống

- Hạn chế thuốc lá, cafe, socola, rượu, trà, thức uống uống có gas, thức ăn chua, cay, sản phẩm làm từ đường, sữa, đường nhân tạo,…

- Uống nước vừa đủ, không hạn chế, nhưng ít uống nước trước khi ngủ.

- Điều trị các bệnh kèm theo như: bón, nhiễm trùng tiểu, bệnh tiền liệt tuyến, thiếu hụt estrogen ở nữ,...

Huấn luyện bàng quang

Bác sĩ sẽ đề nghị thời khóa biểu cho việc đi tiểu, giúp bạn đi tiểu mỗi 3-4 giờ/lần. Các cách giúp bạn khống chế tình trạng mắc tiểu là: hít thở sâu, tập trung trong tâm trí một vấn đề nào khác.

Huấn luyện cơ vùng hội âm

Giúp tăng cường sức mạnh cơ vùng đáy chậu, giúp kiểm sóat việc đi tiểu. Co cơ trong vòng 2-3 giây rồi thư giãn, lặp lại khoảng 15 lần, đến khi cơn mắc tiểu mất đi. Sau đó bạn có thể đi vệ sinh nếu như có nhu cầu. Chỉ cần vài phút mỗi ngày, bạn có thể cải thiện được tình trạng đi tiểu.

Dùng thuốc

Hầu hết các thuốc chỉ điều trị triệu chứng, làm giảm co thắt bàng quang. Không phải ai cũng đáp ứng với thuốc. thuốc chỉ hiệu quả khoảng 50-80%. Khoảng 2 – 4 tuần, thuốc mới đạt hiệu quả tối đa.

Có một số tác dụng phụ như: khô miệng, táo bón, mờ mắt, đau đầu, nhịp nhanh, run tay, tiêu chảy, ói mửa, đau bụng,... Không dùng ở người tăng nhãn áp, bí tiểu, suy gan thận, đang có thai hoặc cho con bú.

Kích thích thần kinh

Dùng điện cực kích thích các dây thần kinh, làm giảm cảm giác mót tiểu, số lần đi tiểu và số luợng nước tiểu trong một lần đi. Các điện cực thường là những kim nhỏ, hoặc những miếng dán trên da.

Phẫu thuật

Phẫu thuật không thường được sử dụng trong điều trị OAB, chỉ áp dụng cho những người không đáp ứng với các trị lịệu khác, hoặc dành cho những người bàng quang bị teo nhỏ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases