Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa

GIẢI PHẪU V - HỆ THẦN KINH

Bài viết tương đối dài, mời bạn click vào "tiêu đề" hoặc "đọc thêm..." để xem toàn bộ bài viết

4.2. Hệ thần kinh trung ương

Não và tủy sống tạo thành đơn vị xử lý trung ương của hệ thần kinh, chúng nhận thông tin từ các sợi cảm giác và các thụ thể của cơ thể, lọc và phân tích thông tin, sau đó chuyển đi các tín hiệu theo sợi dây thần kinh tới các cơ quan đích. Sự phân tích trong não rất phức tạp, liên quan đến hàng ngàn noron thần kinh khác nhau.

Toàn bộ hệ thần kinh trung ương phải được cung cấp đầy đủ máu. Trong 1 phút có 740 -750 mililit máu đi qua não.Tuy não chiếm 1/50 trọng lượng toàn thân, nhưng lượng oxy cần tiêu thụ là 25% lượng Oxy của cơ thể, lượng máu chiếm 20 % lượng máu của cơ thể.



Não được chia thành 3 vùng: Não trước, não giữa và não sau. Mỗi vùng não chịu trách nhiệm những chức năng hoàn toàn khác biệt, tất cả đều được kết nối một cách phức tạp với các bộ phận khác của não.

Tủy có hai chức năng chính: thứ nhất nó giữ nhiệm vụ như hệ thống dẫn hai chiều giữa não và hệ thống thần kinh ngoại biên. Thứ hai là kiểm soát các hoạt động phản xạ đơn giản.

4.3. Hệ thần kinh ngoại biên



Hệ thần kinh ngoại biên gồm

Hệ thần kinh soma có ý thức kiểm soát và hệ thần kinh tự trị không có ý thức kiểm soát.

Các thành phần chính của hệ thần kinh ngoại biên là dây thần kinh, dây thần kinh nối hệ thần kinh trung ương đến tất cả các bộ phận khác của cơ thể và các hạch, các nhóm tế bào thần kinh được đặt ở các điểm khác nhau trong hệ thần kinh.

Một dây thần kinh là một bó sợi vận động và cảm giác, cùng với mô liên kết và các mạch máu. Có 43 cặp dây thần kinh lớn thực sự xuất hiện trong hệ thần kinh trung ương: 12 cặp hiện ra từ phía dưới bộ não và 310 cặp từ dây cột sống .

Các dây thần kinh sọ chủ yếu cung cấp cho các cơ quan trên đầu, dây thần kinh phế vị cung cấp cho các cơ quan tiêu hóa, tim và không khí đi vào phổi. Một số dây thần kinh sọ như dây thần kinh thị giác cung cấp cho mắt chỉ chứa các sợi cảm giác. Các dây thần kinh tủy sống xuất hiện ở khoảng cách giữa của dây cột sống và luôn chứa đựng cả hai sợi vận động và cảm giác. Chúng cung cấp cho tất cả các khu vực cơ thể bên dưới cổ. Mỗi dây thần kinh tủy sống được gắn vào dây cột sống bằng hai rễ, một rễ mang các sợi vận động, rễ kia mang các sợi cảm giác.

Hệ thần kinh soma

Hệ thần kinh soma có vai trò hai mặt. Thứ nhất, nó tập hợp các thông tin về thế giới bên ngoài từ các cơ quan cảm giác. Thứ hai, nó truyền tín hiệu qua các sợi vận động từ hệ thần kinh trung ương đến các cơ xương.

Hệ thần kinh tự trị chủ yếu liên quan đến việc duy trì các chức năng tự động mà không có chủ ýhay nỗ lực khác của bộ phận cơ quan như tim, phổi, bao tử ruột, bàng quang , các cơ quan sinh dục và các mạch máu. Nó hoàn toàn gồm có các dây thần kinh vận động được sắp xếp theo kiểu chuyển tiếp từ dây cột sống đến các cơ quan khác nhau.

Hệ thần kinh tự trị

Được được chia thành 2 phần là hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Mỗi hệ dùng một hóa chất dẫn truyền khác nhau ở nơi mà sợi thần kinh đi đến cơ quan mục tiêu của nó, mỗi hệ có ảnh hưởng khác nhau tới cơ quan mà nó cung cấp. Toàn bộ hệ tự trị được một khu vực của não kiểm soát gọi là cấu tạo dưới đồi.

Phương Thảo (Theo Thái Bình)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.

Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.

Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net

Thống kê truy cập

Locations of visitors to this page

MedicineNet Daily News

Medscape Medical News Headlines

WebMD Health

National Institutes of Health (NIH) News Releases