Tìm bài viết trong Giảng Đường Y Khoa
GIẢI PHẪU II- HẰNG ĐỊNH NỘI MÔI, XƯƠNG
Bài viết tương đối dài, mời bạn click vào "tiêu đề" hoặc "đọc thêm..." để xem toàn bộ bài viết
1.2. Nhiễm sắc thể
Nhân tế bào chứa thông tin bằng mật mã dưới dạng hóa học là Dioxyribo Nucleic Acid ( DNA) và được tổ chức thành nhóm gọi là Gen, còn nhiễm sắc thể được sắp xếp theo cấu trúc giống như sợi. Mỗi nhiễm sắc thể chứa hàng ngàn gen, mỗi gen có đầy đủ thông tin cho việc sản sinh một protein.
Mỗi tế bào chứa 46 nhiễm sắc thể được sắp xếp thành 23 cặp, mỗi cặp chứa 1 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ cha và một nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ mẹ. Trứng và tinh trùng chỉ có một nửa số nhiễm sắc thể, sau khi thụ tinh thì số nhiễm sắc thể chứa đủ số lượng cần thiết
1.3. Sự phân bào
Mỗi phút, cơ thể sinh ra 200 triệu tế bào mới thay thế các tế bào cũ bị đào thải. Cả con người được đổi mới toàn bộ trong thời gian 7 năm. Mỗi hồng cầu có khoảng 270 triệu phân tử huyết cầu tố, tuổi thọ của hồng cầu khoảng 120 ngày, của bạch cầu từ một vài giờ đến một vài tháng. Ở người lớn, mỗi giờ chết đi 1 tỷ hồng cầu, 5 tỷ bạch cầu và hai tỷ tiểu cầu. Trong một ngày có 25 gam máu được thay thế. Từ tuổi 30 trở đi, mỗi ngày mỗi người chết đi 30-50 nghìn tế bào thần kinh.
AND có khả năng tự phân chia gọi là gián phân. Mỗi ngày có một lượng lớn tế bào bị chết và được thay thế bằng gián phân. Khi hình thành, các tế bào não và dây thần kinh không có khả năng tự thay thế, nhưng các tế bào gan, da và máu được thay thế hoàn toàn vài lần trong năm.
1.4. Sự chuyển hóa
Các quy trình phức tạp giúp cơ thể chúng ta hoạt động bình thường được kiểm soát một cách hiệu quả bởi các chất hóa học được gọi là Enzym và Hoócmon. Hoạt động của các enzym ảnh hưởng đến các biến đổi hóa học sao cho các chất cần thiết được tạo ra sẵn có cho tế bào cơ thể, trong khi các hoócmon kiểm soát các hoạt động như tăng trưởng… sử dụng và dự trữ năng lượng.
Chuyển hóa liên quan đến tất cả các tiến trình hóa học xảy ra để cơ thể tồn tại và tăng trưởng. Chuyển hóa là kết quả của hai qúa trình : Đồng hóa là biến thức ăn thành các chất cần thiết đặc hiệu của cơ thể. Dị hóa là phân giải các chất đã đồng hóa để tạo ra năng lượng phục vụ cho hoạt động sống
1.5. Hằng định nội môi
Để luôn khỏe mạnh, cơ thể phải được điều chỉnh vào một trạng thái thường xuyên cân bằng bên trong, trước hoàn cảnh bên ngoài luôn thay đổi – Đó là hằng định nội môi. Trong cơ thể có vài ngàn hệ thống kiểm soát được phối hợp để điều hòa gần như toàn bộ các chức năng. Bộ phận điều chỉnh quan trọng nhất xuyên suốt cơ thể là hệ thần kinh và hệ nội tiết. Vì hai hệ thống này quan hệ qua lại quá chặt chẽ nên đôi khi chúng được quy chung vào thành hệ thần kinh nội tiết.
2. Hệ Xương, da
2.1. Xương
Xương là một cấu trúc do các tế bào xương tạo thành để nâng đỡ và bảo vệ cơ thể. Khi mới sinh, số lượng xương là 350 cái, khi trưởng thành một số xương liên kết với nhau còn khoảng 206 cái, xương của nữ nhẹ và nhỏ hơn xương của nam. Xương chậu của nữ có dạng hình thuyền, càng ngày càng nở rộng cho tới cuối thời kỳ sinh nở, xương vai của nữ hẹp còn xương nam giới thì ngược lại, vai rộng và mông hẹp.
Xương có lớp ngoài cùng rất cứng, bên trong có tủy xương. Xương được liên kết với nhau bằng các khớp và di chuyển bằng các cơ gắn ở hai đầu.
v Sự phát triển của xương
Thành phần của xương chủ yếu là Canxi và Phốt pho. Lượng Ca trong máu được điều hòa bởi hoocmon tuyến cận giáp –Patatyroit, hoocmon Tyrocanxitonin của tuyến giáp và Vitamin D. Hoocmon Patatyroit được giải phóng khi nồng độ Ca trong máu thấp hơn 85-106mg/l, khi lượng Ca trong máu cao hơn mức bình thường thì tuyến giáp sẽ phóng ra hoóc Tyrocanxitonin để ức chế hoạt động của tế bào tủy xương giữ Ca và Photpho trong xương. Đồng thời sự sản xuất Patatyroit giảm xuống do đó sự hấp thu Ca và P từ thận và ruột cũng giảm.
Giai đoạn đầu, xương hoàn toàn rắn chắc. Chỉ ở giai đoạn thứ hai chúng bắt đầu phát triển các trung tâm rỗng. Các trung tâm rỗng chứa đựng tủy xương, đó là nơi sản xuất các tế bào máu. Sự tăng trưởng xảy ra bằng sự tăng thêm chiều dài xương tại các đĩa tăng trưởng ở hai đầu xương. Đĩa tăng trưởng này được tạo nên bằng sụn. Khi đến khoảng 20 tuổi thì xương đạt đến độ trưởng thành đầy đủ.
Rối loạn chuyển hóa Ca có thể là do thiếu Ca và Vitamin D trong chế độ ăn, thiếu Vitamin D sẽ làm xuất hiện chứng còi xương , xương mềm do Ca hóa không đầy đủ và rất dễ bị cong, tạo ra những dị dạng nghiêm trọng. Ở người lớn, nếu thiếu Vitamin D và Ca sẽ bị loãng xương, đây là bệnh thường gặp ở phụ nữ đang mang thai. Điều trị bệnh loãng xương thường liên quan tới việc cung cấp Vitamin D, Ca và photpho qua thức ăn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã đọc bài viết. Bạn có ý kiến, tư liệu hoặc thông tin hay hơn hãy để lại vài lời để cùng chia sẻ với mọi người.
Xin lưu ý bạn, các nhận xét không có tinh thần góp ý xây dựng hay giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ bị xóa mà không cần báo trước.
Thêm vào đó, bạn không nhất thiết phải là thành viên của Google Blogger hay các mạng được liệt kê phía dưới mới được nhận xét, hãy sử dụng anonymous (Ẩn danh) nếu bạn không muốn để lại thông tin cá nhân của mình.
Nội dung gõ bằng tiếng Việt có dấu rõ ràng sẽ dễ chiếm thiện cảm hơn cả.
giangduongykhoa.net